Lương thực chính của người Việt Nam là gạo, trong bất kỳ gia đình nào cũng có ít hoặc nhiều gạo dự trữ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người khi mua gạo chỉ nhìn vào “hạn sử dụng” mà ít ai để ý đến “ngày sản xuất” mà không biết rằng gạo mới hay gạo cũ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mùi vị của cơm. Hãy cùng Cỏ May tìm cách nấu cơm thật ngon cho dù đó là gạo mới hay gạo cũ nhé!
Sự khác biệt giữa cơm nấu từ gạo mới và gạo cũ là gì?
Hương vị đã khác, cách nấu cũng khác!
Gạo được gieo trồng và thu hoạch và sản xuất cùng năm đó là “gạo mới” vì hạt gạo có đủ nước, lõi gạo mềm, có vị bùi, dễ mềm nên có thể nấu chín mà không cần ngâm.
"Gạo cũ" (gạo dự trữ của năm trước) đã trở nên khô và bị thiếu nước, nên ngâm khoảng 30 phút trước khi nấu. Sau khi ngâm, không cần vo gạo nữa, nếu không gạo sẽ dư nước và bị nhão.
Ngoài ra, tỷ lệ "gạo: nước" cũng khác, gạo mới khoảng 1: 0,8 đến 1: 1. Nếu thích cơm dẻo ít thì cho ít nước hơn so với tỉ lệ trên, thích ăn cơm dẻo thì nên canh bằng đúng tỉ lệ trên. Bạn có thể điều chỉnh theo sở thích của mình. Còn đối với gạo cũ vì khó hút nước nên cho nhiều nước hơn một chút, tỷ lệ khoảng 1: 1,2 đến 1: 1,5 thì cơm sẽ ngon hơn!
Dù là gạo mới hay gạo cũ, cơm có ngon hay không thì đến cùng bạn cũng phải nhớ “đánh tơi” nhé! Trong vòng 5 - 10 phút sau khi nấu, nhớ khuấy cơm bằng thìa để lượng ẩm dư thừa thoát ra ngoài và cơm sẽ dẻo dai hơn.
Nếu cơm có hơi bị nhão thì bạn đậy vung lại và tiếp tục nấu trong khoảng 5-10 phút là cơm sẽ ngon hơn nhé!
Phương pháp sử dụng gạo để nấu món ăn phù hợp
Gạo mới có độ ẩm cao hơn thích hợp để nấu trực tiếp thành cơm hoặc làm cơm nắm, nên dù ướp lạnh hay ăn khi đi dã ngoại cũng ngon hơn.
Gạo cũ rất thích hợp để làm các loại bánh từ gạo như bánh bao, bánh gạo,... thành phẩm sẽ có hương vị thơm ngon hơn.
Cách biến gạo cũ thành gạo mới
✔ Thêm mật ong
Gạo cũ cũng có thể nấu được mùi vị thơm ngon như của gạo mới! Các bà nội trợ có nhiều năm kinh nghiệm nấu nướng chia sẻ rằng chỉ cần dùng “mật ong” là có thể “nâng cấp” cho gạo cũ. Gạo vo sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, thêm ít mật ong vào nấu chín, lượng khoảng 2 chén gạo: 1 muỗng mật ong , như vậy thì đường trong mật ong sẽ ngấm vào hạt gạo và cải thiện tình trạng của gạo. Tăng khả năng giữ nước khiến cho cơm khi nấu chín sẽ trong và đầy hơn, đồng thời làm nổi bật vị ngọt của cơm, khi ăn sẽ thơm và ngọt hơn.
✔ Thêm dầu ăn
Sau khi vo sạch cho vào nồi với lượng nước phù hợp, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu ăn vào nồi, cơm chín sẽ trông khá béo và ngon, không bị dính. Nếu bạn muốn sử dụng cơm thừa để chiên cơm thì cũng rất bông và ngon.
✔ Thêm nước chanh
Thêm nước cốt chanh trước khi nấu là phương pháp phổ biến được nhiều đầu bếp Nhật Bản áp dụng, cho 2 đến 3 giọt nước cốt chanh vào nồi trước khi nấu, cơm chín không chỉ mềm mà còn có mùi thơm nhẹ!
✔ Thêm giấm
Sau khi cơm được nấu chín, thêm một vài giọt giấm khi “đánh tơi” cơm cũng sẽ làm cho hạt cơm trở nên khác biệt và tăng độ bóng.
Gạo Cỏ May được sản xuất từ gạo mới!
Các sản phẩm gạo từ Cỏ May đều được gieo trồng, thu hoạch và chế biến trong năm. Các thành phẩm được đóng gói trong các loại túi hút chân không, hạn sử dụng đến một năm mà vẫn đảm bảo giữ được mùi vị thơm ngon như ban đầu.
Tốt nhất là không dự trự quá nhiều gạo, nên mua số lượng vừa đủ trong tháng, sau khi hết thì mua tiếp.
Gạo mua về có thể chia thành nhiều túi nhỏ tùy theo số lượng sử dụng, bọc trong túi kín rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Điều này có thể làm giảm sự tiếp xúc giữa gạo với không khí, đồng thời tránh được nhiệt độ phòng quá cao có thể làm gạo sinh ra mối mọt, và giữ được độ tươi ngon.
Những lúc có cơm thừa, bạn có thể bọc cơm vào màng nilon chịu nhiệt rồi cất vào ngăn đá tủ lại. Khi lấy cơm ra sử dụng chỉ cần hâm nóng lại là có thể ăn ngon như mới nấu.
Comments